Van điện từ 110V, 24V, 220V, 380V… Là những dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Vậy van điện từ 110V là gì
Van điện từ 110V hay còn được gọi là solenod được hoạt động bằng các nguồn điện áp như 110V, 24VDC, 220VAC… Van điện từ có 2 dạng chính là thường đóng hoặc thường mở, được ứng dụng rất nhiều trong các môi trường khác nhau như: nước, khí, hơi, gas, xăng dầu…
Thống số kỹ thuật van điện từ
- Xuất xứ: Đài loan, Hàn quốc, Italya
- Chất liệu: Đồng thau, nhựa, inox 304, inox 316
- Dạng: thường đóng, thường mở
- Điện áp: 220VAC, DC24V, 110V…
- Nhiệt độ làm việc: -10 ~ 180 độc C
- Ứng dụng: nước, khí, hơi, gas, xăng dầu…
- Kiểu kết nối: ren, bích
- Áp lực: PN10, PN16, PN25, PN50, PN80, PN100
- Bảo hành: 12 tháng
Ứng dụng của van điện từ 110V
Van điện từ 110V được ứng dụng hầu hết trong công nghiệp cũng như dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp các loại van này trong các thiết bị thủy lực, thiết bị máy nén khí, hệ thống khí nén, hệ thống bơm nước…
Trong công nghiệp, solenoid valve dùng cho các hệ thống nước sạch, hệ thống sử lý nước thải hay các hệ thống vi sinh….
Trong dân dụng, các loại solenoid valve được dùng cho cấp nước và xả nước áy giặt, van đảo chiều điều hòa không khí,
Ưu điểm của van điện từ 110V
Ưu điểm
– Đóng/ mở van rất nhanh chóng, gần như tức thời khi cung cấp nguồn điện điều khiển. Và khi ngắt nguồn điện van cũng đóng/ mở tức thời.
– Van hoạt động rất ổn định, độ bền cao, dễ dàng vận hành và sử dụng.
– Kích thước và chất liệu của van đa dạng, sử dụng được cho nhiều hệ thống và môi trường như nước, dầu, khí, hơi…
– Điện áp điều khiển đa dạng, phù hợp với nhiều nguồn điện khác nhau: 12V, 24V, 110V, 220V…
– Giá thành của van tương đối rẻ so với các loại van điều khiển tự động.
Nhược điểm của van điện từ 110V
– Lưu chất sau khi đi qua van sẽ giảm lưu lượng và tụt áp.
– Phần pít tông dễ bị kẹt bởi các cặn bẩn có trong nước hoặc dầu.
– Không duy trì điện áp lâu và liên tục vì từ trường có thể gây nóng và chập, hư hỏng van.
Nguyên lý hoạt động của van điện từ 110V
Bên trong mỗi chiếc van điện từ (van định hướng, directional control valve, solenoid valve) đều có 1 cuộn lõi dây điện quấn quanh 1 lõi sắt và 1 lò xo nén giữ lõi sắt này. Mặt khác, chiếc lõi sắt được giữ dưới lớp gioăng cao su.
Trong trường hợp không có dòng điện chạy qua thì lò xo giãn ép vào lõi sắt đẩy cửa van đóng.
Còn khi có dòng điện chạy qua cuộn lõi dây, cuộn dây bị nhiễm từ sản sinh ra từ trường tạo thành lực hút lõi sắt, lực từ trường đủ lớn để thắng làm giãn lò xo làm cửa van mở.
Hầu hết các loại van điện từ hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý này. Nhưng cũng có một số van điện từ khác thay thế lõi sắt và lò xo bằng pít tông, cơ chế hoạt động tương tự
Xem thêm: Van điện từ có những loại nào?