Quy chuẩn các thiết bị chỉ dẫn thoát nạn PCCC

Các thiết bị chỉ dẫn thoát nạn PCCC là yếu tố không thể thiếu trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, khu thương mại,… nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản khi xảy ra sự cố hỏa hoạn. Vậy quy chuẩn các thiết bị chỉ dẫn thoát nạn PCCC là gì? Hãy cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu chi tiết các quy định trong bài viết dưới đây.

Quy định thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn trong PCCC

Căn cứ vào tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 quy định về tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn PCCC như sau:

Lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn tại tất cả các lối ra vào của cầu thang bộ thoát nạn, đường thoát nạn trên tầng nhà và tất cả lối ra vào của gian phòng có từ 02 lối ra thoát nạn trở nên.

Có thể không cần bố trí biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn trong các trường hợp sau:

– Đối với gian phòng có trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:

+ Chỉ có 01 lối ra vào.

+ Có lối trực tiếp ra hành lang bên hoặc không gian ngoài tòa nhà.

– Đối với gian phòng không trang bị chiếu sáng sự cố thì phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:

+ Chỉ có 01 lối ra vào và khoảng cách từ điểm bất kỳ trong gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không vượt quá 7 m.

+ Khoảng cách từ điểm bất kỳ trong gian phòng đến cửa ra vào không lớn hơn 13m và có diện tích tối thiểu phần tường tiếp giáp với hành lang đạt 50 % là kính, đồng thời đảm bảo một trong các điều kiện sau:

  • Cửa mở vào hành lang có bố trí thiết bị chiếu sáng sự cố;
  • Cửa mở hành lang bên hoặc mở trực tiếp ra bên ngoài nhà.

– Đối với nhà 1 tầng có diện tích mặt sàn không vượt quá 200m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài nhà đạt tối thiểu là 80%.

Thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn trong PCCC
Thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn trong PCCC

Quy định thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn PCCC

Căn cứ vào tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 quy định về tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn PCCC như sau:

Lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn trên đường thoát nạn, trong gian phòng và tất cả vị trí mà tầm nhìn bị che khuất, không thể phát hiện được các lối ra thoát nạn.

Có thể không cần bố trí biển chỉ hướng thoát nạn trong những trường hợp sau:

– Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che.

– Nhà 1 tầng chỉ có mái che (không có tương bao quanh), diện tích mặt sàn không vượt quá 200m2 và diện tích lỗ hở chiếm tối thiểu 80% diện tích tường ngoài của nhà.

Vậy tiêu chuẩn lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 5.2 mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 năm 2022 quy định về tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp trong PCCC quy định như sau:

– Lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và biển báo chỉ hướng thoát nạn tầm thấp tại các tòa nhà cao từ 07 tầng hoặc tổng khối tích 5.000 m3 trở lên có hành lang thoát nạn lớn hơn 10 m.

– Đáy của biển báo tầm thấp phải lắp đặt cách mặt sàn một khoảng từ 150mm đến 200mm. Khoảng cách giữa các biển báo phải đặt cách nhau không quá 10 m. Đối với cửa thoát hiểm, biển báo phải ở trên cửa hoặc tiếp giáp cửa với mép gần nhất của biển báo trong phạm vi 100mm tính từ khung cửa .

– Các biển báo an toàn  tầm thấp được thiết kế để hỗ trợ người sinh sống, làm việc trong tòa nhà di chuyển đến lối ra thoát nạn khi đám khói che khuất lối ra hoặc các biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn gắn ở phía trên cửa và không thay thế biển báo an toàn tiêu chuẩn.

Thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn PCCC
Thiết kế, lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn PCCC

Quy định thiết kế, lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong công tác PCCC

Căn cứ vào tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 quy định về tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong hệ thống PCCC như sau

-Tại các tầng có diện tích mặt sàn lớn hơn 1000m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên thì phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn.

– Trong các phòng nghỉ tại khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn.

– Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hai phần: Phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải niêm yết ở những vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người qua lại thường xuyên.

+ Phần ký hiệu hình học gồm sở đồ mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; vị trí của sơ đồ tại tầng; cầu thang bộ; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (có ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).

+ Phần chỉ dẫn bằng chữ bao gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.

– Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn còn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không nhỏ hơn:

+ 600x400mm – đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;

+ 400x300mm – đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.

– Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.

Thiết kế, lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong công tác PCCC
Thiết kế, lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong công tác PCCC

Quy định về trang bị, bố trí phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố PCCC

Trang bị, bố trí phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố trong PCCC được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890 : 2009. Cụ thể:

Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác có chiều cao từ 25m trở lên, có hơn 50 người trên một tầng thì phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người đối với từng công trình sẽ do cơ quan Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định.

Phương tiện cứu người phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn theo quy định của nhà sản xuất và phù hợp với điều kiện cụ thể.

Việc lắp đặt kết cấu treo, móc dây cứu người, thang dây, ống cứu người phải phù hợp với giới hạn chịu lửa, độ cao, tải trọng và khả năng cứu người an toàn. Vị trí lắp đặt phương tiện cứu người phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và tính năng sử dụng của phương tiện.

Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị tại lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau:

  • Những khu vực nguy hiểm cho sự di chuyển của người.
  • Các lối đi và trên cầu thang bộ dùng để thoát nạn khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người.
  • Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, có số người làm việc lớn hơn 50 người.
  • Các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng. Trong các gian phòng công cộng và nhà phụ trợ, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người.
  • Các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.

Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.

Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất không thấp hơn 1 lux.

Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải nhìn thấy rõ các chữ “LỐI RA” hoặc chữ khác khi đứng cách xa khoảng 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn phải lắp đặt, bố trí trên các cửa ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng và chỉ dẫn lối đi. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố hoặc giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không vượt quá 30m.

>>Có thể Bạn quan tâm: Quy định PCCC nhà xưởng – nhà kho công nghiệp

Trang bị phương tiện chiếu sáng sự cố PCCC
Trang bị phương tiện chiếu sáng sự cố PCCC

Trên đây là một số quy chuẩn các thiết bị chỉ dẫn thoát nạn PCCC. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn bổ sung thêm kiến thức và áp dụng hiệu quả khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.

VaninoxTHP cung cấp các mẫu van, vật tư đường ống chính hãng phục vụ các hệ thống PCCC: van cổng, van bướm, van xả tràn, khớp nối, đồng hồ đo lưu lượng nước,… Liên hệ Hotline ngay để nhận báo giá ưu đãi, đặt lịch hẹn xem hàng mẫu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *