Van giảm áp khí nén là gì? Thông số kỹ thuật của van giảm áp khí nén

Van điều áp khí nén là linh kiện quan trọng không thể thiếu của máy nén khí. Mặc dù chỉ là một linh kiện nhỏ nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bộ phận quan trọng này trong bài viết dưới đây.

Van giảm áp khí nén là gì?

Van giảm áp khí nén còn được gọi là van điều áp khí nén, đây là loại van dùng để giảm, điều chỉnh áp suất khí khi đi qua van. Nói cách khác, van này giúp cân bằng áp suất khí nén đầu vào và điều chỉnh áp suất đầu ra như mong muốn. Chính vì thế, van giảm áp khí nén được ứng dụng nhiều trong hệ thống xử lý và sản xuất khí, khí gas, khí co2, khí nén, hơi…

Van giảm áp khí nén là lựa chọn không thể thiếu trong đường ống hiện nay, nhất là đối với môi trường khí nén có áp suất mạnh có thể gây hư hại cũng như vỡ đường ống bất cứ lúc nào nếu không có thiết bị giảm áp kịp thời.

Van giảm áp khí nén
Van giảm áp khí nén

Cấu tạo van giảm áp khí nén

Van giảm áp khí nén được cấu tạo từ các bộ chính như sau:

– Thân van: Được làm từ chất liệu gang, đồng, inox, nhựa dùng để kết nối các đầu hệ thống với nhau và giúp chất khí trực tiếp đi qua van.

– Bộ điều khiển: Đây là bộ phận dùng để điều chỉnh áp suất khí thường có dạng tay vặn hoặc điều chỉnh theo mức giúp người vận hàng có thể dễ dàng điều chỉnh điều khiển van.

– Lò xo: Đây là bộ phận trung gian giữa bộ điều khiển và đĩa van có nhiệm vụ co dãn, khi van hoạt động thì co lại, khi không hoạt động thì giãn ra.

– Đĩa đệm, piston: Đây là bộ phận giúp ngăn lưu lượng chất tràn lên trên bộ điều khiển. Phần này kết hợp với lò xo để giảm áp suất khí nén đi vào.

– Khoang khí nén: Chất khí sẽ đi vào khoang làm giảm áp suất khí.

– Đồng hồ đo áp suất: Giúp người điều hành có thể quan sát được áp suất khí nén và dễ dàng điều chỉnh về mức độ như mong muốn.

Ứng dụng thực tiễn của van giảm áp khí nén

Van giảm áp khí nén sử dụng phù hợp trong môi trường chất khí như khí CO2, Argon,  Nitrogen,Propane, Ozone, City gas, Methane, COG gas, LNG, LPG, Carbon dioxide gas, Naphthalene, Oxygen, Xylen, Methyl isobutyl ketone…được sử dụng nhiều trong hệ thống khí nén, PCCC, lò hơi, các nhà máy sản xuất khí, chiết xuất khí, hệ thống sửa chữa, lắp ráp xe, các khu công nghiệp và một số ứng dụng có liên quan khác.

Van điều chỉnh áp suất khí nén
Van điều chỉnh áp suất khí nén

Thông số kỹ thuật chung của van giảm áp khí nén

– Kích cỡ: 15A, 20A, 25A, 32A, 40A, 50A, 65A, 80A, 100A, 150A và 200A.

– Chất liệu: Được làm từ gang dẻo

– Nhiệt độ làm việc: Từ  -10 ~ 220 độ C

– Áp lực làm việc: Từ 0 ~ 10bar

– Ứng dụng: Khí, hơi…

– Kiểu kết nối: Kiểu lắp ren và lắp bích.

– Tiêu chuẩn mặt bích: JIS10K

– Hãng sx: SAMYANG

– Xuất xứ: Korea

Cơ chế hoạt động của van giảm áp khí nén

Van giảm áp khí nén hoạt động theo nguyên lý khác biệt về trọng lượng do nước tạo ra trên đĩa đệm và cả trên piston.

Trên thực tế, mỗi bar áp suất tương đương với khoảng 1kg/cm2. Còn khi trên đĩa đệm và piston thì tỷ lệ khác biệt về đường kính nên sẽ có 2 dao động trái ngược nhau và cùng trọng lượng nhưng lại có sự khác biệt về áp lực của máy nén khí.

Vì vậy, nếu muốn điều chỉnh được áp lực đầu ra thì cần có sự tác động của lò xo hoạt động cùng chiều với chiều của khí nằm ở phía đầu vào của van. Khi đó trọng lượng đối xứng và áp lực lớn hơn lên piston, khiến cho van điều áp khí nén đóng lại và tạm ngưng hoạt động.

Van giảm áp khí nén
Van giảm áp khí nén

Cách sử dụng van giảm áp khí nén hiệu quả

Tiến hành lắp đặt van

Lắp van giảm áp khí nén vào đường ống đầu ra và đầu vào theo quy định. Khi lắp, phải để đầu lò xo quay lên trên còn mặt đồng hồ đo áp suất thì lắp ở chiều người dùng dễ dàng quan sát nhất.

Vận hành thử để dòng khí nén qua van

Khi vận hành thử, đồng hồ đo áp suất giúp đo áp lực khí đi qua van là bao nhiêu. Nếu phù hợp thì có thể sử dụng luôn, còn nếu thông số đo được không thích hợp với nhu cầu sử dụng thì cần điều chỉnh lại van.

Điều chỉnh lại thông số van

Vặn van giảm áp khí nén theo chiều kim đồng hồ để nén căng hơn. Ngược lại, vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm thiểu áp lực khí nén.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng van điều áp máy nén khí

Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành máy nén khí nói chung và van giảm áp khí nén nói riêng, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng van điều áp có áp suất thấp hơn hoặc bằng với áp suất lớn nhất của máy do nhà sản xuất cung cấp.
  • Lựa chọn loại van thích hợp với máy bơm hơi khí nén.
  • Không để máy hoạt động quá tải do có thể khiến van điều áp bị hỏng.
  • Kiểm tra thường xuyên, theo dõi chỉ số trên đồng hồ đo áp tròng quá trình vận hành.
  • Thực hiện công việc vệ sinh và bảo dưỡng máy theo định kỳ.

Liên hệ mua van giảm áp khí nén chính hãng

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ cung cấp van giảm áp khí nén chính hãng, uy tín, đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành tốt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công Ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát. Tuấn Hưng Phát với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư – phụ kiện đường ống, chúng tôi cam kết: Tất cả các sản phẩm bán ra đều là hàng thật, có chất lượng tốt, sản phẩm có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nếu là hàng nhập khẩu thì đều có CO, CQ, PKL đầy đủ. Với kho hàng có số lượng lớn, chúng tôi mang đến cho khách hàng một mức giá tốt nhất, chế độ bảo hành lâu dài và hỗ trợ vận chuyển toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua van giảm áp khí nén vui lòng liên hệ theo hotline.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo