Trong cuộc sống hiện đại hóa, hiện đại hóa phát triển như hiện nay, điện là vấn đề thiết yếu trong cuộc sống và là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt hệ thống điện công nghiệp đóng vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, vận hành. Vì thế bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn về hệ thống điện công nghiệp gồm các thiết bị nào, cách thi công lắp đặt điện công nghiệp thế nào hoàn chỉnh nhất.
Chi tiết hệ thống điện công nghiệp là gì?
Điện công nghiệp là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp và đảm bảo được quá trình sản xuất, vận hành phát triển hệ thống tải điện lưới trong một doanh nghiệp. Đảm bảo được tiêu chí an toàn, cung cấp được nguồn điện cho người sử dụng của các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Hệ thống điện công nghiệp là mạng lưới điện năng tại các nhà máy, nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo được khả năng phân phối, cung cấp điện năng để đảm bảo quá trình truyền tải điện đến các thiết bị sử dụng, máy móc sản xuất diễn ra thuận lợi nhất.
Một hệ thống điện công nghiệp hoàn chỉnh cần có những thành phần cơ bản sau:
- Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng cho hệ thống.
- Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển đổi mạch.
- Hệ thống tủ điện, phân phối và điều khiển máy móc.
- Hệ thống ổ cắm điện phục vụ cho nhu cầu cấp điện cho thiết bị.
- Ngoài ra còn có hệ thống tiếp địa, hệ thống chống sét trong tòa nhà.
Đặc biệt thiết bị điện công nghiệp còn được đảm nhận các nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thực hiện công việc chuyển đổi và đo lường các hoạt động điện vận hành và quá trình vận hành nguồn điện khác trong hoạt động sản xuất tại nhà máy, nhà xưởng của doanh nghiệp. Hệ thống điện công nghiệp được kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên để tránh các trường hợp rò rỉ điện, chập điện, ảnh hưởng nhiều đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Các bộ phận trong hệ thống điện
Sau khi bạn đã biết về hệ thống điện công nghiệp là gì? Thì một vấn đề khác là cấu tạo chi tiết các bộ phận của hệ thống điện gồm những bộ phận nào?
Hệ thống trung áp cấp nguồn điện biến áp tổng: Đây là bộ phận biến áp để chuyển đổi các dòng điện từ mạng lưới điện quốc gia về phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hệ thống này có nhiệm vụ chính là ổn định dòng điện, thực hiện các điều chỉnh tăng, giảm điện áp về mức phù hợp nhằm vận hành máy móc, thiết bị trong nhà xưởng hiệu quả nhất.
Hệ thống tủ điện phân phối: Là một hệ thống được lắp đặt nhằm nhiệm vụ quản lý vận hành nguồn điện trong các nhà máy sản xuất nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị, máy móc công nghiệp. Với các vị trí lắp đặt khác nhau mà tủ điện cũng có các phân loại khác nhau.
Tủ điện phân phối tổng MBS: Gồm nhiều ngăn như ACB, MCCB tổng với các ngăn là MCCB.MCB, ngăn ATS chứa bộ chuyển đổi nguồn, ngăn chặn GPRS chứa hệ quản lý từ xa.
Tủ điện phân phối DB gồm các ngăn chứa là MCB/RCCB, cầu chì, đèn báo pha hoặc có thêm một tụ bù, ampe kế hay dạng Volt kế.
Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp: Có một loạt các hệ thống tủ điện nhằm điều chỉnh bật, tắt nguồn điện cho các thiết bị điện công nghiệp. Các tủ điện thiết bị thường bao gồm có ampe kế, volt kế, cầu chỉ có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho thiết bị điện khi sử dụng.
Hệ thống thiết bị điện công nghiệp: Nhiệm vụ của bộ phận này có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Hệ thống thiết bị điện công nghiệp bao gồm trang thiết bị tham gia vào sản xuất như dây chuyền sản xuất, gia công, đóng gói… Các bộ phận khác đi kèm như hệ thống chiếu sáng, điều hòa, thiết bị van điều khiển điện, hệ thống thông gió.
Vai trò và ứng dụng chính của hệ thống điện công nghiệp
Hệ thống điện công nghiệp là bộ phận quan trọng khi tham gia vào hoạt động xây dựng nhà xưởng, máy móc. Cụ thể:
Dẫn truyền nguồn cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất, giúp tăng năng suất của thiết bị, máy móc lên cao hơn.
Đảm bảo tiết kiệm sức lao động của con người, giúp con người thực hiện được quy trình sản xuất liên hoàn, không gián đoạn.
Giúp tiết kiệm chi phí trong giai đoạn sản xuất, từ đó hỗ trợ giảm giá thành cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu suất lao động cao hơn.
Làm cho máy móc hoạt động năng suất hơn, để tiết kiệm thời gian sản xuất, gia công tốt nhất.
Van bi điều khiển điện hay các bạn có thể gọi tên là (Electric Control Ball Valve) hoạt động bằng động cơ, khi động cơ quay thì tác động và truyền lực đến bộ phần liên kết gữa trục van và động cơ làm cho cánh van đóng hoặc mở ở góc 90 độ.
Ngoài ra hệ thống điện công nghiệp lắp đặt trong hệ thống dây chuyền sản xuất hoạt động chuyên nghiệp, dễ dàng vận hành ổn định.
Đồng thời hệ thống điện còn giúp thực hiện được các công việc khó khăn mà con người không thể làm được như giảm độ ẩm, hút mùi, làm mát không khí…
Với vai trò nổi bật như trên mà hiện nay hệ thống điện công nghiệp đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề như:
Sử dụng hệ thống điện công nghiệp trong các ngành sản xuất bia rượu, thực phẩm, bao bì, và trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.
Hệ thống điện công nghiệp còn hỗ trợ hoạt động của các công cụ như máy móc, gió, điều hòa, hút bụi…
Đồng thời sản phẩm còn được ứng dụng để bổ trợ cho công tác sản xuất, kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, hoạt động giám sát, an ninh… tùy vào mục đích sử dụng của từng ngành nghề.
Hơn nữa hệ thống điện này còn được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp nông lâm ngư nghiệp…
Van bướm điều khiển điện là dòng van hoạt động bằng nguồn điện áp 220VAC, 24VDC, 380V, động cơ được kết nới với van bướm được sử dụng để đóng hoặc mở các lưu chất trong đường ống.
Các bước thi công, thiết kế hệ thống điện công nghiệp an toàn
Hệ thống điện công nghiệp cần được thiết kế, thi công cẩn thận, tỉ mỉ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc làm này vừa đảm bảo an toàn cho người vận hành, cũng đảm bảo cho hệ thống sản xuất diễn ra thuận lợi, trơn tru nhất.
Quy trình lắp đặt, thi công hệ thống điện
Bước 1: Tính toán phụ tải. Đây là quy trình tính toán tổng công suất điện tiêu thụ của các thiết bị, máy móc trong nhà máy ở cùng 1 thời điểm. Đây là bước cần thiết để các kỹ sư có thể lựa chọn các trang thiết bị phù hợp giúp hệ thống điện trong nhà máy vận hành tốt nhất.
Bước 2: Tính toán thiết kế mạng điện cao áp trong nhà máy. Mạng cấp điện cao áp có vai trò chính để dẫn điện từ mạng điện lưới điện tổng đến nhà máy. Do vậy mạng điện cao áp cần được tính toán đảm bảo thể hiện được các chi tiết trong một bản thiết kế mạng điện. Từ đó các kỹ sư lắp đặt có thể biết cách sắp xếp vị trí, đường dây cao áp, trạm biến áp và các tủ điện phân phối một cách hợp lý nhất.
Bước 3: Sơ đồ thiết kế mạng lưới điện hạ áp. Việc bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý cũng là bước quan trọng trong giai đoạn xây dựng hệ thống điện nhà máy công nghiệp. Số lượng đèn chiếu sáng phải đủ để giúp việc sản xuất diễn ra thuận lợi, không được quá ít cũng không được quá nhiều gây lãng phí điện năng và nguồn vật tư tiêu dùng.
Bước 5: Tính toán thiết kế công suất hoạt động. Việc này giúp nhà máy giảm thiểu các tình trạng hao hụt điện năng, tổn thất nguồn điện, mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.
Tiêu chuẩn của nhà nước về hệ thống điện công nghiệp
Thi công hệ thống điện công nghiệp cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Theo đó toàn bộ quá trình thiết kế, mua sắm trang thiết bị liên quan đến hệ thống điện cần tuân thủ các quy định chung sau:
- Quy tắc về lựa chọn, lắp đặt trong thiết bị điện TCVN 7447-5-51:2010
- Tính toán, lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng điện TCVN 394:2007
- Quy chuẩn kỹ thuật về trang thiết bị điện – Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức độ an toàn lao động, an toàn điện QCVN 01:2008/BCT
Một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện nhà máy
Khi tiến hành lắp đặt, thiết kế và tính toán hệ thống điện cho một nhà máy nào đó, các kỹ sư cần lưu ý một số điểm sau:
- Đảm bảo mức độ an toàn tối ưu nhất về hệ thống điện với người dùng và với các thiết bị máy móc trong nhà máy.
- Cam kết hiệu quả làm việc của hệ thống điện, máy móc hoạt động có hiệu quả, đúng công suất, thiết bị hoạt động trơn tru. Hỗ trợ hiệu quả các công việc sản xuất, quản lý cho người vận hành.
- Tuân thủ nghiêm túc đúng quy trình lắp đặt, đúng bản vẽ kỹ thuật và đúng tiêu chuẩn tuần tự đã được lên kế hoạch sẵn.
- Tiết kiệm chi phí cho người vận hành, đảm bảo không gây lãng phí điện năng trong toàn bộ thời gian sử dụng.
Đảm bảo được hệ thống lắp đặt phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế, thi công hệ thống điện công nghiệp.
Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống điện nhà máy công nghiệp. Bởi việc làm này giúp cho hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, không có sự cố cháy nổ, gây mất an toàn lao động cho người dân.
Việc bảo trì hệ thống cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn để kiểm tra với đầy đủ các bước sau:
- Trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ lao động an toàn cho người sử dụng.
- Kiểm tra đầy đủ, định kỳ các bộ phận bằng mắt một cách tổng thể.
- Kiểm tra đo lường hệ thống cũng như áp dụng các biện pháp chuyên môn để xác định bộ phận cần được bảo trì hệ thống.
- Tiến hành bảo trì, đồng thời áp dụng kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình thực hiện hệ lắp đặt cũng như vận hành.
- Tương tự như việc thi công lắp đặt, bảo trì hệ thống điện đòi hỏi chuyên môn cao cùng kinh nghiệm vận hành hệ thống điện.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích và hệ thống điện công nghiệp cũng như thành phần hệ thống điện. Lắp đặt điện công nghiệp cần đảm bảo được yếu tố chính xác, an toàn và dễ dàng sử dụng. Vì thế bạn nên tìm đến những đơn vị có chuyên môn, có thẩm quyền lắp đặt hệ thống điện để được tư vấn về chuyên môn cũng như được hỗ trợ kỹ thuật.