Việc thi công lắp đặt hệ thống điện gia đình cần tính toán sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và đảm bảo nguyên tắc an toàn điện. Để làm được điều đó thì cần nắm rõ hệ thống điện là gì và quy trình lắp đặt hệ thống điện trong gia đình. Dưới đây là một số chia sẻ về quy trình lắp đặt hệ thống điện trong phạm vi gia đình.
Tổng quan hệ thống điện là gì?
Như đã biết, hệ thống điện là bộ phận của hệ thống năng lượng, bao gồm hệ thống phát điện (nhà máy điện, trạm biến áp, trạm phân phối…); các đường dây truyền tải, phân phối và trang thiết bị phụ trợ khác (điều khiển, bảo vệ rơle…) được liên kết với nhau tạo thành hệ thống có nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng.
Mỗi thiết bị tạo nên thống điện được gọi là phần tử của hệ thống điện. Một số phần tử trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, biến đổi, truyền tải và tiêu thụ nguồn điện năng như: Máy phát điện, máy biến áp, máy biến đổi dòng điện, dây dẫn các loại,…Những phần tử này lại có vai trò điều khiển, điều chỉnh và bảo vệ quá trình sản xuất, phân phối điện năng như: Máy cắt điện, tự động điều chỉnh bảo vệ rơle,…
Đặc điểm của hệ thống điện gia đình
Việc lắp đặt hệ thống điện gia đình chủ yếu sử dụng 2 phương pháp là dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Do mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế các gia đình có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp, vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí.
Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa dẹt hoặc tròn và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia đến các khu vực cụ thể. Đường dây nổi có thể được lắp đặt sau khi ngôi nhà xây dựng hoàn tất.
Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) sử dụng đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó và đến các khu vực khác nhau. Hệ thống điện gia đình đi dây chìm được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì những ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp lắp và đi dây của hệ thống điện công nghiệp nhằm có kiến thức tốt nhất. Nó có thể cho bạn biết cách bảo vệ nguồn cấp điện gia đình àn toàn hơn.
Đi dây nổi
+ Ưu điểm
– Chi phí lắp đặt ít.
– Thuận tiện sửa chữa, khắc phục khi sảy ra sự cố.
– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm bớt) đường dây, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
– Không cần sơ đồ thiết kế đường dây trước khi xây dựng.
+ Nhược điểm
– Tính thẩm mỹ thấp, nhìn rối mắt.
– Nếu bố trí không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến không gian sử dụng.
Đi dây chìm
+ Ưu điểm
– Tiết kiệm đáng kể không gian, tăng yếu tố thẩm mỹ.
– Tránh tác động từ bên ngoài.
+ Nhược điểm
– Chi phí lắp đặt khá cao.
– Cần có thiết kế lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện.
– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố khó khăn hơn.
NÊN
– Sử dụng dây dẫn điện có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp uy tín).
– Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện gia đình (1 aptomat tổng và aptomat riêng cho từng phòng).
– Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.
KHÔNG NÊN
– Lắp đặt hệ thống điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.
– Đường dây điện đi chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…
– Lắp đặt đường dây không có đường ống bảo vệ.
Hệ thống điện quốc gia được hiểu là hệ thống thiết bị phá điện, lưới điện và các thiết bị đi kèm khác được liên kết với nhau và chịu sự chỉ huy thống nhất trong cả nước.
Phân loại hệ thống điện gia đình
Hệ thống điện gió gia đình
Hệ thống điện gió gia đình đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều khách hàng. Hệ thống điện gió gia đình có giá bán từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tuỳ vào công suất của từng loại. Với dải công suất dao động trong khoảng từ 300 W – 10000W, lắp đặt hệ thống điện gió gia đình đảm bảo cung cấp nguồn điện cho các thiết bị dân dụng như đèn, quạt, tivi trong khoảng thời gian dài.
Hệ thống điện gia đình bằng gió có khả năng phát điện với tốc độ gió đầu từ 1,5m/giây trở lên, khá nhỏ gọn. Quạt gió được thiết kế theo kiểu tuabin gió trục đứng, mang lại hiệu quả cao đối với những địa hình khi thu nguồn năng lượng gió, lắp đặt và sử dụng cả ở những khu vực gió yếu.
Khi lắp đặt hệ thống điện gió gia đình có thể hoạt động trong nhiều giờ liên tục, chạy ngày đêm. Từ đó khắc phục các hạn chế của hệ thống điện bằng năng lượng mặt trời. Tuổi thọ của máy có thể lên trên 50 năm với đầy đủ các công suất từ 200 – 600 W, 1kW – 5kW, cũng có thể lớn hơn.
Hệ thống điện mặt trời gia đình
Năng lượng mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống như làm mát, thông gió; tạo hệ thống sưởi ấm, hệ thống lọc nước. Ngoài ra còn có thể đun nấu, khử trùng, phơi sấy, làm nóng nước; tạo ra điện với việc lắp hệ thống điện mặt trời cho gia đình…
Hệ thống điện mặt trời gia đình có tác dụng biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành nguồn điện năng thông qua các tấm pin mặt trời. Lắp hệ thống điện mặt trời cho gia đình sẽ cung cấp nguồn năng lượng vô hạn, không sinh ra khí thải CO2 và không mất chi phí khi sử dụng, bởi vậy đây là nguồn năng lượng tái tạo sạch sẽ đáng tin cậy và có giá trị cao.
Sơ đồ mạng điện an toàn chuẩn cho gia đình
Nên lựa chọn cầu dao tự động theo tiết diện dây dẫn, cụ thể:
Tiết diện
dây dẫn |
Mục đích sử dụng | Công suất cho phép
tối đa |
Lựa chọn loại
cầu dao tự động |
1.5mm2 | Đèn, nguồn ổ cắm thông dụng hoặc thiết bị ít hao điện (chuông cửa…) | < 2300w | 10A |
2.5mm2 | Cấp nguồn cho ổ cắm hay ổ cắm chuyên dụng ( máy sấy, máy giặt, máy nước nóng, lò sưởi điện, …) | < 3680w | 16A – 20A |
4mm2 | < 5750w | 25A | |
6mm2 | Sử dụng cho các thiết bị như lò nướng, nồi cơm điện, lò sưởi điện công suất cao | < 7360w | 32A |
10mm2 | Kết nối điện giữa thiết bị điện đóng ngắt và tủ điện
Sử dụng cho dây dẫn có chức năng bảo vệ chính: Có cùng tiết diện như dây nối giữa thiết bị đóng ngắt và tủ điện |
6/9/12 kvA | 16 – 32A đến 50A |
16mm2 | 50/60kvA | 63A | |
25mm2 |
Hãy chắc chắn hệ thống điện gia đình lắp đặt đầy đủ các sản phẩm MCB, RCCB hoặc RCBO nhằm phòng ngừa sự cố về điện.
Cầu dao bảo vệ chống dòng rò RCBO cắt nguồn điện khi xảy ra sự cố như rò rỉ hoặc có người chạm vào bộ phận mang điện. Ngưỡng dòng rò theo tiêu chuẩn quốc tế là 30mA (ngưỡng nguy hiểm đến tính mạng).
Tiết diện dây dẫn và cường độ dòng điện còn phụ thuộc vào công suất của thiết bị.
Có thể sử dụng loại 1 RCBO thay thế cho 1 MCB + 1 RCCB.
>>> Xem thêm: tìm hiểu hệ thống tủ điện phân phối tốt nhất 2022
Quy trình lắp đặt hệ thống điện gia đình
Để đảm bảo thi công, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt thiết bị điện chính xác và đảm bảo an toàn, bạn có thể tham khảo cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà dưới đây.
Lắp đặt hệ thống điện âm tường
Khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện gia đình âm trần – âm tường, bạn cần lựa chọn vị trí phù hợp về chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hệ thống điện. Sau đó, đánh dấu vị trí đã được định vị bằng máy cắt rồi tiến hành thiết kế hệ thống điện và đóng lưới tường theo đúng vị trí đã được đánh dấu trước đó.
Khi đục tường đi dây điện thì bạn cần chú ý nên lựa chọn loại máy khoan bê tông hay máy đục bê tông chuyên dụng, chất lượng tốt để tạo rãnh theo đường có sẵn mà không làm hỏng bề mặt tường.
Lắp hệ thống ống điện âm sàn bê tông
Để lắp đặt hệ thống ống điện gia đình âm sàn thì cần có hộp box trung gian. Những hộp này được sắp xếp và đặt ở những vị trí phù hợp rồi dùng ống điện kết nối các hộp box này với nhau.
Công đoạn này tạo nên đường dẫn ống dây điện nguồn. Sau khi hoàn thành thì thực hiện đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông cần lưu ý không làm ống điện bị biến dạng hoặc bị bẹp.
Lắp đặt hệ thống máng cáp
Một bước quan trọng không thể thiếu trong lắp đặt các thiết bị điện dân dụng cần nhớ chính là lắp hệ thống máng cáp.
Máng cáp có nhiệm vụ chính là đưa dãn các đường cáp điện, cáp mạng. Khi lắp máng cáp, bạn cần xác định trước độ cao và vị trí lắp giá đỡ máng cáp rồi lắp phần giá đỡ máng với khoảng cách từ 1,3 – 1,5m là phù hợp nhất. Lưu ý, để xây dựng hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp thì máng cáp cần kết nối đất bằng thanh đồng hoặc cáp đồng bọc PVC.
Lắp hệ thống dây dẫn điện
Sau khi đã hoàn thành các bước lắp đặt ở trên thì cần tiến hành thông ống điện và kéo dây. Khi kéo dây điện, hãy sử dụng dây nylon luồn vào trong ống điện. Ngoài ra, hãy đảm bảo dây điện phải được đánh dấu theo màu và theo pha để phân biệt dễ dàng khi đấu nối.
Kiểm tra dây và lắp điện
Sau khi đã hoàn thành bước kéo dây điện, để đảm bảo an toàn thì hãy kiểm tra thật kỹ lần nữa xem nguồn điện có vấn đề gì không, đã thông chưa, có bị chập hay rò rỉ điện không,… Nếu không có vấn đề gì thì mới tiến hành kết nối dây với các thiết bị.
Thiết kế tủ điện
Thiết kế tụ điện là bước không thể bỏ qua trong quy trình lắp đặt hệ thống điện gia đình. Nó có tác dụng chứa các thiết bị bảo vệ điện, giúp nhanh chóng kiểm tra và xử lý khi hệ thống điện xảy ra sự cố.
Tủ điện rất quan trọng nên cần đảm bảo rằng lớp vỏ của tủ có độ cách điện và an toàn cao. Cuối cùng, hãy kết nối tủ điện với hệ thống điện trong nhà bằng đầu cáp ra vào của tủ.
Kiểm tra hệ thống và nghiệm thu
Đây là bước cuối cùng trong lắp đặt hệ thống điện gia đình và là kỹ thuật thi công mà bất kỳ đơn vị chuyên nghiệp nào cũng phải thực hiện. Việc kiểm tra lần cuối toàn bộ hệ thống đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn và gia đình khi sử dụng điện, hạn chế tối đa các sự cố ngoài ý muốn.
>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các loại van điều khiển điện nhập khẩu chính hãng bởi Vaninox THP, hàng đầu Việt Nam. <<<
Một số thiết bị sử dụng điện trong gia đình
Ngoài lắp đặt hệ thống điện gia đình an toàn thì việc thiết kế, bố trí các thiết bị sử dụng điện cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số thiết bị tiêu biểu sử dụng điện trong gia đình.
+ Cửa cổng: Có chức năng chống trộm. Ban ngày khi chúng ta ở nhà sẽ thường mở cửa trước nhà để không khí và ánh sáng vào trong nhà, nhưng không thể trông coi và giám sát các đồ dùng mọi lúc. Cửa cổng giúp ngăn chặn sự xâm phạm tài sản khỏi tay kẻ trộm. Cửa cổng hiện nay vẫn sử dụng loại tự chế chưa có thiết bị điều khiển và khóa tự động do để ở ngoài trời. Loại có thiết bị điều khiển có giá thành quá cao và phải nhập linh kiện từ nước ngoài.
+ Chuông điện: Có thể nói đây là thiết bị không thể thiếu trong ngôi nhà, bởi nó giúp chúng ta biết có ai cần gặp khi ta ở trong nhà.
+ Đèn cổng: Tùy thuộc vào giá trị của ngôi nhà mà đèn trang trí cho cổng có thể khác nhau.
+ Camera quan sát: Giúp thuận tiện xem xét ngôi nhà khi không có ai ở nhà, bảo vệ tài sản cho chủ nhà. Nên sử dụng camera analog và sử dụng phương pháp truyền RF để nhận hình ảnh từ camera, tiết kiệm việc lắp đặt đường truyền camera khi trong nhà có nhiều camera. Camera IP không thể nối song song với nhau trên một đường truyền, khi có nhiều camera thì có nhiều đường dẫn về trung tâm, đây chính là vấn đề được quan tâm.
+ Đèn ngoài hiên: Sử dụng để chiếu sáng vào ban đêm trong khu vực hiên nhà.
+ Đèn trang trí trước lầu: Để giúp tiết kiệm diện tích xây dựng, tăng không gian sinh hoạt cho các thành viên thì ngôi nhà xây dựng phải có nhiều lầu để tận dụng tối đa không gian theo chiều cao. Do đó việc lắp đèn trước ban công là không thể thiếu.
+ Đèn chiếu sáng chính: Đây là đèn sử dụng để chiếu sáng sinh hoạt trong phòng, phải có đủ công suất chiếu sáng và lắp đặt ở những vị trí phù hợp để tạo sự ấm cúng và thoải mái trong nhà, ngoài ra cần đảm bảo sự thẩm mỹ cho cấu trúc bên trong nhà.
+ Đèn khẩn cấp: Đây là loại đèn được sử dụng để chiếu sáng khi mất nguồn điện chính. Cung cấp và đảm bảo sinh hoạt ở mức tối thiểu trong phòng. Nguồn điện quốc gia cho dù có tối tân đến đâu cũng phải mất để sửa chữa… Do đó hệ thống đèn Backup là không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà hiện tại. Trong toilet chỉ nên dùng điện khẩn cấp để chiếu sáng, không cần nguồn điện chính.
+ Máy điều hòa nhiệt độ: Để đảm bảo môi trường lý tưởng cho sinh hoạt và làm việc trong nhà.
+ Các thiết bị giải trí: TV, đài, điện thoại, máy tính… Ngoài chú ý đến việc lắp đặt thì còn phải chú ý đến thiết kế và bố trí thiết bị sao cho phù hợp.
+ Thiết bị nấu nướng: Bếp từ, nồi cơm điện, lò nướng, lò vi sóng….
>>> Sản phẩm liên quan: Van bi điều khiển bằng điện
Trên đây là một số thông tin về hệ thống điện gia đình và quy trình lắp đặt an toàn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hoàn thiện việc thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng an toàn, đúng kỹ thuật và nâng cao năng suất hoạt động. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được giải đáp. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực van công nghiệp, thiết bị vật tư, chúng tôi tự tin làm hài lòng tất cả khách hàng. Với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, có kiến thức sẽ giúp khách hàng giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp.