Hướng dẫn lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống

Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về hướng dẫn chọn mua van bướm đúng mục đích sử dụng, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống sao cho chuẩn nhất nhé.

Hướng dẫn lắp đặt van bướm
Hướng dẫn lắp đặt van bướm

Hướng dẫn lắp đặt van bướm vào đường ống

Dụng cụ chuẩn bị

Để lắp đặt van bướm vào đường ống, nhất là đối với các đường ống lớn, dụng cụ hỗ trợ là vật dụng đi kèm không thể thiếu, các vật dụng này cũng rất dễ có được và thường khi các bạn mua van bướm sẽ được đính kèm hoặc mua tại nhà phân phối. Các vật dụng này bao gồm:

Mặt bích: Thường là bích rỗng, lưu ý là mặt bích phải đồng kích cỡ với đường ống nhé.

Gioăng làm kín: Hay còn được gọi là gioăng đệm được làm từ caosu, đây là bộ phận giúp chống lại sự rò rỉ giữa đường ống và van.

Bulong, đai ốc: Có chức năng liên kết giữa van và đường ống, thông thường vật liệu này sẽ được đính kèm khi bạn mua van bướm.

Cờ lê: Dùng để vặn các bulong cho chặt, cờ lê cần loại to nếu như bulong có kích thước lớn.

Máy hàn chuyên dụng: Đây là vật liệu vô cùng quan trọng, nếu không có thiết bị này thì việc lắp đặt van là điều không thể.

Các dụng cụ để lắp đặt van bướm
Các dụng cụ để lắp đặt van bướm

Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt van bướm và đường ống

Ngày nay van bướm có 2 dạng kết nối chính là tiêu chuẩn Wafer và tiêu chuẩn mặt bích, đối với tiêu chuẩn Wafer thì việc lắp đặt có phần đơn giản và cũng khá tương đồng so với van bướm mặt bích, vì vậy bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về cách lắp đặt van bướm tiêu chuẩn dạng mặt bích thôi nhé.

Bước 1: Đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích sau đó kiểm tra xem mặt bích và van có tương đồng hay không, nếu tương đồng hãy đặt van bướm sao các lỗ bắt bulong cần đồng đều, không lệch nhau.

Bước 2: Tiến hành cho bulong vào các lỗ bắt bulong này, lúc này ta có thể sử dụng gioăng làm kín để đệm giữa van và mặt bích nhằm tăng cường độ kín cho van.

Bước 3: Sử dụng đai ốc để kết nối sao cho chặt, sau đó sử dụng máy hàn chuyên dụng để hàn đường ống vào mặt bích, lưu ý vẫn giữ nguyên van bướm khi hàn.

Bước 4: Tháo van bướm ra khỏi đường ống, và sau đó hàn lại kỹ càng hơn nhằm tăng cường độ bám dính giữa mặt bích và đường ống.

Bước 5: Sau khi hàn xong các bạn hãy để nguội đường ống và mặt bích, các bạn cũng có thể sơn chống gỉ lên bề mặt hàn để tăng cường khả năng chống oxi hóa của thiết bị, sau đó chúng ta tiến hành đặt van bướm trở lại vị trí ban đầu.

Bước 6: Đặt các bulong vào các mặt bích sao cho tương đồng với các vị trí đã căn sẵn tại bước 2 và chưa nên siết chặt ở bước này.

Các bước lắp đặt van bướm
Các bước lắp đặt van bướm

Bước 7: Mở van bướm hoàn toàn, hành động này sẽ giúp van bướm hoạt động đóng mở tự do, linh hoạt hơn sau này, việc mở van bướm khi lắp đặt cũng giúp việc đĩa van bị biến dạng khi siết các bulong.

Bước 8: Sử dụng đai ốc sau đó đính kèm vào các bulong rồi lấy cờ lê siết chặt tất cả các đai ốc lại, lưu ý tránh siết quá chặt sẽ khó tháo ra nếu cần bảo dưỡng sau này.

Bước 9: Tiến hành kiểm tra và bật công tắc máy bơm xem có hiện tượng rò rỉ xảy ra hay không, kiểm tra xem việc đóng mở có linh hoạt hay không, nếu có hiện tượng lạ hãy báo ngay cho nhà sản xuất.

Như vậy là Tuấn Hưng Phát đã hướng dẫn các bạn về cách lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống, việc lắp đặt trên lý thuyết có lẽ sẽ dễ dàng hơn trong thực hành, nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lắp đặt van bướm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline được đặt bên dưới để các kỹ thuật viên chúng tôi hỗ trợ hoàn toàn miễn phí khi các bạn mua van bướm tại THP.

Một số lưu ý khi lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống

Trước khi lắp đặt van bướm các bạn cần khảo sát địa điểm, không gian sao cho phù hợp với việc tháo lắp sau này.

Đường kính cũng như số lỗ bắt bulong tại mặt bích và van cũng cần tương xứng.

Làm sạch van bướm tại các địa điểm như điểm tiếp giáp giữa van và mặt bích, điều này sẽ giúp chống lại sự rò rỉ.

Bảo dưỡng van thường xuyên và định kỳ khoảng từ 3-6 tháng 1 lần để tăng tuổi thọ của van.

Nếu van bướm không được sử dụng thường xuyên, các bạn cũng lên tháo lắp và kiểm tra các bộ phận bên trong van khoảng 1-2 năm 1 lần để tránh hiện tượng gỉ sét.

Khi lắp đặt và sử dụng, các bạn cũng tránh sử dụng van bướm dưới dạng điều tiết, nếu áp suất quá mạnh sẽ gây ra hiện tượng mài mòn đĩa van, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của van.

Hình ảnh thực tế lắp đặt van bướm
Hình ảnh thực tế lắp đặt van bướm

Tổng kết

Trong quá trình lắp đặt nếu có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể 24/7. Chúc các bạn sử dụng van an toàn, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *