Kháng nước IP là gì?
Kháng nước IP hay còn được hiểu là chống nước, chống bụi bẩn được viết tắt là “IP” được soạn thảo bởi IEC (INTERNATIONAL ELECTROTECHNICAL COMMISSION), hệ thống này phân loại các thiết bị theo khả năng chống bụi và độ ẩm của chúng, tức là tiêu chuẩn cấp độ bảo vệ IP của IEC.
Vậy 2 chữ IP là gì?
Hai chữ IP dùng để chỉ gì? Tên đầy đủ của IP là “Đánh dấu bảo vệ quốc tế (International Protection Marking)”, cũng có thể được gọi là cấp độ bảo vệ hoặc mã IP. Thông thường trong các thông số của sản phẩm điện tử, tôi còn gọi là “cấp chống thấm nước”, “cấp chống bụi”, v.v. Nó được định nghĩa là mức độ bảo vệ mà các sản phẩm điện tử và thiết bị cơ khí có thể cung cấp chống lại sự xâm nhập của các chất rắn và lỏng.
Ví dụ: Cấp độ bảo vệ IP67, số đầu tiên “6” thể hiện chỉ số chống bụi và số thứ hai “7” thể hiện cấp độ chống thấm nước. Cấp độ bảo vệ cụ thể “6” và “7” sẽ được đề cập bên dưới, nhưng số càng lớn thì chức năng bảo vệ của sản phẩm càng cao, (chống bụi cấp 0 ~ 6, chống thấm cấp 0 9).
Tiêu chuẩn IP có những cấp độ bảo vệ nào?
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, chúng ta có quyền đòi hỏi những vật dụng cần thiết để duy trì những sở thích, công việc sao cho đáp ứng được với nhu cầu mà chúng ta đưa ra. IP cũng vậy, với sự phát triển và không ngừng nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã cho ra những cấp độ bảo vệ ngày càng hiện đại hơn. Mời các bạn tham khảo bảng sau:
Tiêu chuẩn chống bụi
Cấp độ 0: Không bảo vệ
Cấp độ 1: Bảo vệ khi tiếp xúc với bề mặt lớn của cơ thể hay vật thể. Kích thước bụi bảo vệ nhỏ hơn 50 mm
Cấp độ 2: Bảo vệ khi tiếp xúc với các vật thể nhỏ hơn 12.5mm
Cấp độ 3: Nhỏ hơn 2.5 mm
Cấp độ 4: Bảo vệ khỏi các hạt bụi nhỏ hơn 1 mm
Cấp độ 5: Bảo vệ chống 1 lượng bụi nhất định
Cấp độ 6: Cấp độ chống bụi an toàn
Tiêu chuẩn chống nước
- Cấp độ 0: Không bảo vệ gì
- Cấp độ 1: Bảo vệ bởi những hạt nước nhỏ thẳng đứng như mưa nhỏ
- Cấp độ 2: Bảo vệ khỏi dòng nước mưa hay bị xối theo góc 15 độ theo phương thẳng đứng.
- Cấp độ 3: Bảo vệ khỏi nước mưa hay bị xối theo góc 60 độ theo phương thẳng đứng.
- Cấp độ 4: Bảo vệ khỏi nước mưa hay bị xối từ mọi hướng với một lượng thể tích nhất định.
- Cấp độ 5: Bảo vệ khỏi nước mưa hay bị xối từ một thể tích nhất định không quá nhiều
- Cấp độ 6: Bảo vệ khỏi nước phun mạnh từ các hướng
- Cấp độ 7: Chịu được một khoảng thời gian có hạn dưới độ sâu từ 15cm cho tới 1m trong vòng 30 phút.
- Cấp độ 8: Chịu được khoảng thời gian dài dưới độ sâu trên 1m với áp lực nước nhất định.
- Cấp độ 9: Chịu được độ sâu nước tối đa 2m trong vòng 1 tiếng
Ưu và nhược điểm của thiết bị có chuẩn IP chống bụi và nước
Ưu điểm
Các thiết bị được trạng bị tiêu chuẩn kháng nước IP có độ bền cao hơn, Khi xảy ra các sự cố như: Mưa, bão, rò rỉ lưu chất.v.v các thiết bị này thường không gặp vấn đề gì từ đó bảo vệ các linh kiện bên trong tránh bị hỏng.
Những thiết bị này cũng được cho là sử dụng ổn định hơn khi được trang bị những vật liệu cao cấp cùng độ kín cao
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất chính là ở giá thành, các thiết bị được giới thiệu tích hợp tính năng này thì đều có giá cao hơn các thiết bị không sử dụng.
Nhược điểm tiếp theo nằm ở khả năng sửa chữa khó hơn do có độ kín cùng độ hoàn thiện cao, việc sửa chữa xong cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống nước, bụi bẩn của thiết bị sau này.
Một số dòng van công nghiệp được trang bị khả năng chống nước
Van bướm điều khiển điện hoặc khí nén
Van bi điều khiển điện hoặc khí nén
Van cầu điều khiên điện hoặc khí nén
Van cổng điều khiển điện hoặc khí nén
Tổng kết
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tiêu chuẩn Ip cùng các cấp độ của nó qua bài biết trên. Có thể nói IP là một tiêu chuẩn rất quan trọng trong thời đại mà công nghệ thông tin đang bùng nổ, và nguồn nước, bụi bẩn chính là kẻ thù số 1 của các linh kiện này
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại bình luận bên phía bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.